Vừa cưới đã phải lên chức làm mẹ.

16. Nếu bạn có nhiều , cố gắng dành một ngày một lần với mỗi trẻ. Coi chúng là người lớn bé nhỏ chứ không phải là một nhóm hoặc “là trẻ con”, sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có giá trị.


Nuôi dạy con riêng của chồng, con riêng của vợ không phải là việc đơn giản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể biến công việc khó khăn đó trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Hãy tìm hiểu trẻ và áp dụng các biện pháp phù hợp để bạn trở nên hạnh phúc hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” sẽ chẳng có cách nào để nuôi dạy các cô ấm cậu ấm con riêng thế nhưng mỗi người sẽ có mỗi cách để cuộc sống chung không là cuộc chiến trong chuyện mẹ kế con chồng hay cha dượng con vợ.

Hải ( Kỹ thuật viên Hải Phòng) chia sẻ về cuộc sống của vợ chồng anh khi anh là người có con riêng: “Sau khi vợ mất con gái tôi mới 3 tuổi cháu còn non nớt và chưa hiểu biết gì tôi cũng ở vậy để chăm sóc cháu cùng với sự giúp đỡ của hai bên gia đình. Thế nhưng tình duyên vun vủi cho tôi, tôi gặp em một cô gái khá ưa nhìn nhưng lỡ thì. Tôi và em mến nhau từ lần gặp lần đầu, qua tìm hiểu và tôi quyết định tiến tới kết hôn lần nữa với em mong muốn có người chia sẻ và chăm sóc con.

Thế nhưng cuộc sống chẳng như mơ lúc kết hôn là lúc con tôi vào lớp 1 không hiểu sao do nghe mọi người xui rủi thế nào mà gia đình tôi không một ngày nào yên ổn với chuyện mẹ kế con chồng. Cháu trở nên ương bướng hơn, hơi 1 tí là ăn vạ kêu la với ông bà là mẹ kế đánh cháu, rồi còn có tính đặt điều. Không hẳn tôi nghe vợ kể lại mà chính tôi chứng kiến, ông bà thương cháu lại nghĩ vợ chồng tôi đặc biệt vợ tôi ác với con. Nhưng sự thật không phải thế vợ tôi khá nhu mì và nhẹ nhàng, vì cô chưa có con nên cũng rất yêu thương con tôi. Chẳng biết bao giờ mới hóa giải được mối quan hệ này.”

Hoài ( Kế toán Ngân hàng) lại có chia sẻ khá thú vị về cuộc sống hôn nhân của cô: “ Em cũng gặp cảnh mẹ kế nuôi con chồng nhưng chính vì thiếu thốn tình cảm của mẹ nên em nhanh chóng lấy lòng được cậu bé ngay từ khi em và chồng bây giờ mới yêu nhau. Qua những buổi gặp gỡ đi ăn tối, đi công viên mà cháu cởi mở và thân thiện với em rồi cũng em mới làm đám cưới. Mọi thứ phải bắt đầu từ từ con mới có thể làm quen với mình được, chỉ cần mình yêu thương chúng không phân biệt thì em nghĩ là mọi chuyện sẽ ổn và sẽ hạnh phúc.”

Vậy những đứa con sẽ có phản ứng như thế nào khi bố hoặc mẹ tái hôn? Nhiều bạn trẻ sẽ có nhưng phản ứng dữ dội, có nhưng bạn sẽ chọn cách cô lập với người kia thế nhưng tình cảm rồi cũng sẽ đến với cả hai phía thôi. Cứ chân thành đối xử tốt với nhau đi mọi chuyện sẽ ổn.

Linh ( Học sinh THPT) chia sẻ: “Ban đầu khi bố lấy dì em sốc lắm vì em nghĩ chả ai sẽ thương mình như mẹ, bố mẹ em ly hôn em sống với bố, mẹ cũng đi lấy chồng, giờ đến bố cũng lấy vợ em sẽ không còn được yêu thương chiều chuộng như trước. Em kiên quyết phản đối chuyện này đến cùng nhưng hai người vẫn lấy nhau. Em phải sống chung với lũ thôi có điều em cũng không thích”

Hải Nam ( Sinh viên) lại có câu chuyện rất tình cảm: “ Bố em mất sớm em thiếu vắng tình cảm từ nhỏ nhưng mãi đến khi em học cấp 3 mẹ em mới có ý định muốn làm bạn với bác hàng xóm, mọi người dị nghị nhiều, có người nói mẹ em có đứa con trai rồi thì nuôi em khôn lớn tội gì lấy chồng. Thế nhưng “ ai ở trong chăn mới biết chăn có giận” mẹ đã nuôi em khôn lớn bao nhiêu năm không có cha, mẹ vừa làm mẹ vừa làm cha có những đêm mẹ khóc thầm. Em biết mẹ cần người chia sẻ, ban đầu em e ngại vì chuyện có cha dượng nhưng hiểu được cuộc sống của mẹ con em và bác thương binh hàng xóm, em thấy mến bác. Một lần mẹ ốm nặng bác chăm lo cho mẹ, hơn thế khi em có chuyện gì bác ấy luôn bên em an ủi, bênh vực chia sẻ như cha với con, em cảm thấy hạnh phúc khi một lần nữa lại được gọi cha sau gần 20 năm. Với em hạnh phúc lại bắt đầu”

Để cuộc tái hôn được thành công, người làm cha làm mẹ như bạn cần có sự nỗ lực gì để xóa đi những khoảng cách giữa mình và con riêng. Bạn hãy chú ý đến những điều dưới đây nhé:

1. Hãy kiên nhẫn xây dựng mối quan hệ với con riêng của chồng, con riêng của vợ. Đây là bí quyết số một để thành công. Hãy tìm hiểu kỹ đứa trẻ và đừng quá cố gắng hay quá vội vàng để thay đổi chúng. Không nên thiếu kiên nhẫn – sự tin tưởng và tôn trọng cần có thời gian để vun đắp.

2. Hãy tôn trọng mối quan hệ của trẻ với cha/mẹ ruột. Đôi khi, trẻ sẽ có cảm giác trung thành xen lẫn áy náy với người cha/mẹ ruột đang không sống cùng trẻ nếu trẻ trở nên gần gũi với cha/mẹ kế. Dần dần, trẻ sẽ nhận thấy rằng rằng trẻ có thể có tình cảm với cả cha/mẹ kế.

3. Hãy lắng nghe những gì trẻ nói. Đừng nên áp đặt quan điểm của riêng của bạn mà bỏ qua suy nghĩ của trẻ. Trẻ cũng có cảm xúc và ý kiến riêng, mặc dù không phải lúc nào bạn cũng đồng ý với chúng.

4. Không nên thông qua trẻ để truyền tải các thông tin hoặc nhận thông tin “ngược lại” từ chồng/vợ. Không nên để trẻ biết những cuộc nói chuyện riêng của người lớn và nên tôn trọng sự trưởng thành về cảm xúc của trẻ.

5. Không nên can thiệp vào mối quan hệ của trẻ với cha/mẹ ruột. Một số nhà tâm lý học cho rằng nếu bạn chỉ trích cha mẹ tức là bạn đã vô tình chỉ trích con. Trong tâm trí của một đứa trẻ, không có sự tách biệt giữa bản thân và cha mẹ. Nếu có thể, hãy nói những chuyện tốt về người cha/mẹ kia của trẻ và giữ kín những phê bình cho riêng mình.

6. Không nên sử dụng tiền để làm thay đổi mối quan hệ. Dùng tiền để thay đổi một mối quan hệ không bao giờ đảm bảo sẽ mang lại một kết quả tốt. Đôi khi các hoạt động gia đình đơn giản sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Chúng cũng giúp xây dựng bền vững mối quan hệ về lâu dài so với những biện pháp tốn kém kia.

7. Tránh trường hợp lúc nào bạn cũng đúng. Đôi khi nên để cho trẻ có cảm giác “chiến thắng” và chiếm vị thế quan trọng. Đôi khi cần giữ im lặng và học nghệ thuật “giữ bí mật”.

8. Tránh để sự nóng giận làm ảnh hưởng cuộc sống gia đình của bạn. Nóng giận với cha/mẹ ruột của trẻ không mang lại kết quả tốt. Hãy nhớ rằng điều gì cũng có hai mặt và có thể bạn chỉ biết một mặt của câu chuyện.Đôi khi, mối quan hệ của chồng/vợ bạn với vợ/chồng cũ không có ý nghĩa gì với bạn.

9. Hãy chăm sóc bản thân và các mối quan hệ của bạn. Những điều đơn giản như ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên, dành thời gian để thư giãn, quan tâm và hãy tận hưởng tất cả những điều tốt đẹp bạn đang có.

10. Nói chung, với những trẻ còn nhỏ, kỷ luật có vẻ dễ dàng hơn khi mối quan hệ mới được hình thành. Trẻ lớn hơn có thể thấy bực bội khi bị giám sát bởi một người không phải là cha/mẹ ruột của mình.

11. Hãy nhớ rằng bạn đang có một mối quan hệ với cha/mẹ ruột của trẻ và nên mở rộng tình cảm này với trẻ. Nhạy cảm và đối xử tốt với con riêng của chồng hoặc con riêng của vợ sẽ tạo dựng được lòng tin với trẻ. Trong giai đoạn đầu, không nên cố gắng thay thế cha/mẹ ruột của trẻ.

12. Hãy cẩn thận nếu bạn quyết định ngủ lại. Lần đầu tiên con riêng của chồng hoặc con riêng của vợ bạn gặp bạn không nên ở sảnh hay trong phòng tắm nhà chúng. Hãy tế nhị và khéo léo xử lý sẽ giúp tình hình tốt hơn dù trẻ đang ở độ tuổi nào.

13. Tránh làm cha/mẹ ruột của trẻ cảm thấy họ cần phải lựa chọn giữa việc chăm sóc con mình và chăm sóc bạn. Mối quan hệ cơ bản của bất cứ cha/me nào cũng cần hòa hợp giữa bản thân và con. Nếu không tôn trọng điều đó, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên xấu đi. Trẻ con luôn phụ thuộc và đó là điều phiền hà với người lớn.

14. Trẻ nhỏ, ví dụ lứa tuổi mẫu giáo và nhỏ hơn, thường sẽ thể hiện cảm xúc của mình thông qua hành động. Những thay đổi trong cảm xúc, cáu kỉnh, khóc, ăn và ngủ thường là cách trẻ thể hiện sự không đồng ý mối quan hệ mới của cha mẹ. Trẻ lớn hơn có thể nói lên cảm xúc của mình. Câu nói: “Cháu không thích cô/chú, cháu không muốn cô/chú ở đây” là những câu nói thường thấy.

15. Hiểu những phản ứng của trẻ là cách tốt nhất để biết trẻ đang cảm thấy như thế nào. Con riêng có thể cảm thấy cha/mẹ mới đang chiếm lĩnh sự quan tâm của cha/mẹ ruột của chúng; rằng chúng đang bị đẩy sang một bên và không còn là số một với cha/mẹ ruột chúng nữa. Trẻ thường cảm thấy sợ hãi, bị đe dọa, không còn quan trọng hoặc bị phản bội.

16. Nếu bạn có nhiều con riêng, cố gắng dành một ngày một lần với mỗi trẻ. Coi chúng là người lớn bé nhỏ chứ không phải là một nhóm hoặc “là trẻ con”, sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có giá trị.

Hãy luôn ủng hộ chồng/vợ mới của bạn nhưng nên tôn trọng ý kiến của cha/mẹ ruột của trẻ về những vấn đề liên quan tới trẻ bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe, giáo dục, chăm sóc và kỷ luật. Chia sẻ và yêu thương chân thành sẽ xóa đi khoảng cách giữa bạn và con riêng, thời gian sẽ mang 2 bạn đến gắn kết và sẽ trở lại là một gia đình hoàn hảo. Bạn đã thấy sống với con riêng chỉ là chuyện vặt chưa?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *